Yên tâm giao dịch XM

Glassnode On-Chain Tuần 29, 2021

20 Tháng 07, 2021 20:40

Khi Bitcoin biến động tăng lên, chúng ta hãy cùng nhau phân tích các trường hợp Bull và Bear bằng cách sử dụng các chỉ số market và on-chain.

Glassnode On-Chain Tuần 29, 2021

CẢNH BÁO: Bài viết có độ trễ nhất định so với giá hiện tại trên thị trường, những thông tin trong bài viết các bạn chỉ nên xem ở góc nhìn tham khảo và không được xem là lời khuyên đầu tư. Các chỉ số được đưa ra trong bài viết các bạn đều có thể tìm thấy trên studio.glassnode.com (phiên bản có trả phí).

---

Thị trường Bitcoin tiếp tục dao động với mức độ biến động thấp trong tuần này, từ mức cao nhất là 34,564 USD đến mức thấp nhất là 31,125. Khi thị trường liên tục kiểm tra các mức thấp của vùng hỗ trợ trên chuỗi, hoạt động giao dịch tiếp tục giảm và hành vi HODLing cho thấy khả năng phục hồi đáng kể ở mức này.

Chúng ta hiện có một thị trường cực kỳ bị chia rẽ và có khả năng sẽ mở rộng biến động trong khoảng thời gian gần. Chính vì thế, trong bài viết tuần này, chúng ta hãy cùng khám phá cả 2 trường hợp Bull và Bear bằng cách sử dụng kết hợp các chỉ số thị trường và trên chuỗi.

Sân khấu chính

Để bắt đầu, chúng ta sẽ bắt đầu với chỉ số Phân phối giá thực tế UTXO (UTXO Realised Price Distribution), chỉ số này trình bày hồ sơ về khối lượng giao dịch trực tiếp trên các nhóm định giá trên chuỗi. Ở các khu vực có các cụm khối lượng gia tăng đáng kể, chỉ ra rằng một số lượng lớn các đồng coin đã được đổi chủ ở các mức giá này và thể hiện sự tập trung hỗ trợ cao ở mức giá đó.

Trong khoảng từ 31k đến 34.3k đô, khối lượng số đồng coin được giao dịch tương đương với 10,5% nguồn cung lưu hành (1.973 triệu BTC), vượt qua mức khối lượng trước đó được thiết lập trong phạm vi từ 50k- 60k đô. Tuy nhiên, thị trường ở hiện tại đều đang giao dịch ở mức thấp hơn các mức hỗ trợ này và có rất ít mức hỗ trợ trên chuỗi thấp hơn cho đến mức 18.8k đô.

URPD Chart

Trường hợp bearish

Chúng hãy bắt đầu xem xét trường hợp giảm giá bằng cách xem xét dòng cầu từ lớp đầu tư cấp thể chế, đây là nguồn vốn cần thiết để tiếp cận và duy trì mức định giá cao hơn trong tương lai. Ở tuần này sản phẩm GBTC với khoảng 31.9k cổ phiếu GBTC được mở khóa trong suốt thời gian còn lại của tháng Bảy.

Giá thị trường GBTC tiếp tục được giao dịch với mức chiết khấu đáng chú ý vào tuần trước, dao động trong khoảng -11,0% đến -15,3%. Đây là mức chiết khấu đã phục hồi từ mức thấp tuyệt đối -21,3% so với NAV, bất kỳ khoản chiết khấu đáng kể và dai dẳng nào cũng cho thấy nhu cầu mờ nhạt và cũng có thể thu hút vốn khỏi thị trường BTC giao ngay.

GBTC Premium Chart

Purpose ETF cũng chứng kiến ​​dòng tiền vào chậm lại trong tuần này, sau một thời gian có nhu cầu tương đối mạnh trong tháng 5 và tháng 6. Tuần đã khép lại với dòng chảy ròng lớn nhất là -90.76 BTC kể từ giữa tháng 5. Tương tự như sản phẩm GBTC, điều này cho thấy nhu cầu lớp thể chế vẫn tương đối yếu.

Purpose ETF Flows Chart

Cuối cùng, giao dịch OTC đã chứng kiến ​​dòng vốn vào ròng ở mức 1.780 BTC trong hai tuần qua, đi ngược lại xu hướng của dòng vốn ra kể từ tháng 11 năm 2020. Chúng ta vẫn còn phải xem xét liệu dòng vốn ròng này chỉ là một tác động ngắn hạn, hoặc những dấu hiệu ban đầu của sự đảo ngược cán cân cung cầu.

OTC Desk Holdings Chart

Hoạt động trên chuỗi vẫn giảm trong tuần này với việc thanh toán bù trừ mempools và khối lượng giao dịch tiếp tục giảm. Khi mempool trống, kích thước khối trung bình đã giảm từ 15% đến 20%, xuống còn 1.103M bytes.

Điều này cho thấy nhu cầu về không gian khối Bitcoin và việc giải quyết các vấn đề trên chuỗi vẫn ở mức thấp, các khối được khai thác không đầy và việc sử dụng mạng vẫn ở mức tương đối thấp.

Mean Block Size Chart

Khối lượng trên chuỗi (cơ sở theo đường EMA 14 ngày) vẫn giảm 65,8% so với mức cao trong tháng 04. Mạng Bitcoin hiện đang giải quyết 5,3 tỷ đô/ngày so với 15,5 tỷ đô trong khối lượng hàng ngày được giải quyết ở mức cao nhất năm 2021. Điều này cho thấy nhu cầu giải quyết giá trị tương đối thấp vẫn được duy trì.

EA Transfer Volume Chart

Trong số lượng giao dịch đang được thanh toán, phần lớn dường như là các đồng tiền nhận ra lỗ. Nếu chúng ta so sánh tổng giá trị của các khoản lỗ và lãi đã thực hiện, chúng ta thấy khoản lỗ (màu hồng) luôn lớn hơn lợi nhuận (màu xanh lá cây) kể từ đợt bán tháo vào tháng Năm.

Mức lỗ trung bình trong tuần ở mức 353 triệu đô mỗi ngày, lớn hơn 2.2 lần so với mức 158 triệu đô mỗi ngày so với mức lợi nhuận chưa thực hiện. Mặc dù khối lượng này thấp hơn nhiều so với hai sự kiện đầu cơ trước đó (tương ứng là 1.60 tỷ và 744 triệu đô), điều này cũng chứng tỏ rằng các nhà đầu tư nắm giữ các vị thế âm tiếp tục chi tiêu và bán các đồng coin của họ.

Realised Loss/Profit Comparison Chart

Chúng ta cũng có thể đánh giá lượng cung tiền đang âm ở hiện tại để đánh giá lượng cung có thể trở thành áp lực bán bổ sung.

Biểu đồ bên dưới cho thấy khoảng 6.2 triệu BTC, tương đương 33% nguồn cung lưu hành hiện đang âm và chưa được thực hiện.

Supply at a Loss Chart

Cuối cùng, để kết thúc trường hợp xem xét thị trường bearish, chúng ta có thể thấy rằng số lượng các thực thể mới trên chuỗi vẫn giảm 28,6% so với mức cao được thiết lập vào tháng 2 năm 2021. Sự sụt giảm vẫn chưa nghiêm trọng như sau đợt giảm giá năm 2017, tuy nhiên vẫn phải xem liệu số liệu này sẽ ổn định hay tiếp tục giảm thêm nữa.

Trường hợp bull

Sau khi vẽ ra một bức tranh tương đối ảm đạm về nhu cầu và việc sử dụng mạng ở hiện tại, vẫn có những dấu hiệu tích cực trên nhiều chỉ số trên chuỗi, đặc biệt là các chỉ số ở phạm vi dài hơn và các chỉ số hỗ trợ.

Để bắt đầu, chúng ta hãy quay lại ý tưởng về các thực thể trên chuỗi, được định nghĩa như sau:

Thực thể trên chuỗi được mô tả dưới dạng một cụm địa chỉ liên kết trên chuỗi duy nhất. Nếu một nhóm địa chỉ có tương tác và được chứng minh là một chủ sở hữu duy nhất, chúng sẽ được phân loại là một thực thể.

Biểu đồ bên dưới trình bày ba chỉ số nói lên một bức tranh toàn cảnh cho các thực thể trên chuỗi:

  1. Thực thể đang gửi (màu xanh lá cây) thường liên quan đến việc phá hủy UTXO. Hầu hết các ví đều thực thi các địa chỉ sử dụng một lần sau khi chi tiêu, điều này thường làm giảm số lượng các thực thể dạng này. Hiện tại, chúng ta có thể thấy nhóm này là tác nhân chính của việc chi tiêu trên mạng hơn là HODLing.

  2. Thực thể nhận (màu hồng) là đối tượng, liên quan đến việc tạo UTXO, chủ sở hữu mới và tích lũy mới. Tháng 6 và tháng 7 đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh mẽ ở các thực thể tiếp nhận.

  3. Thực thể tăng trưởng ròng (màu xanh lam) lấy sự khác biệt giữa thực thể 'destroyed' và 'created'. Do 'các thực thể destroyed' đang giảm và 'các thực thể created' đang tăng lên, mức tăng trưởng ròng tổng hợp ở hiện tại là dương.

Tóm lại: có nhiều thực thể HODLing hơn và ít các thực thể đang chi tiêu; có khả năng phản ánh một môi trường tương tự như sự tích lũy theo kiểu DCA - chi phí trung bình đô la.

Change in Entities Analysis Chart

Để hỗ trợ cho quan sát này, chúng ta có thể thấy rằng sự thay đổi vị thế ròng hối đoái đã hoàn nguyên trở lại dòng chảy ròng sau một khoảng thời gian tăng đáng kể của dòng vốn ròng. Các sàn giao dịch hiện đang chứng kiến ​​tốc độ dòng chảy ròng khoảng 36,3k BTC mỗi tháng.

Exchange Net Position Change Chart

Những người thợ mỏ cũng đang thể hiện khả năng phục hồi cao độ và mong muốn tích lũy, bất chấp những chi phí bất thường phát sinh sau “Cuộc đại di cư” vĩ đại đang diễn ra. Có thể áp lực từ bên bán được bổ sung ở những người khai thác gặp khó khăn/ngoại tuyến và đang được bù đắp nhiều hơn bằng lợi nhuận bất thường của những người đang khai thác ở hiện tại.

Miner Net Position Change Chart

Nếu chúng ta quan sát khối lượng cung được nắm giữ bởi 'những người mạnh tay', có thể thấy rằng HODLing dường như là chiến lược luôn được ưu tiên. Người nắm giữ dài hạn hiện nắm giữ 75% nguồn cung lưu hành (lỗ 6%, lợi nhuận 69%).

Sự siết chặt làm tăng giá bắt đầu từ các thị trường tăng giá trước đây đã được kích hoạt bởi LTHs nắm giữ ở mức 65% (gấp đôi năm 2013), 75% (năm 2017) và 80% (năm 2020) trong nguồn cung lưu hành.

Nếu tốc độ trưởng thành của đồng coin ở hiện tại (14.75k BTC/ngày) vẫn tiếp diễn, LTH sẽ nắm giữ 80% nguồn cung tiền xu trong khoảng 2 tháng (mặc dù điều này không có khả năng diễn ra hoàn toàn như dự đoán, vì có nhiều đồng coin được mưa từ tháng 3 có thể đã được chi tiêu hoặc đã bị bán).

Relative LTH Supply in Profit/Loss Chart

Chỉ số “Illiquid Supply Change” hỗ trợ cho quan sát này sau sự đảo ngược đáng kể từ việc phân phối trong tháng 5, sang HODLing và tích lũy trong tháng 6-7.

Lưu ý, các giá trị dương (màu xanh lá cây) của chỉ số này là kết quả của việc đồng xu không hoạt động rộng rãi (đồng xu kém thanh khoản hơn) với mức chi tiêu hạn chế. Ngược lại, giá trị âm xảy ra khi các đồng xu kém thanh khoản được sử dụng trở lại vào luồng lưu thông.

Cuối cùng, để làm tròn trường hợp tăng giá cho Bitcoin, chúng ta hãy chuyển sang sóng HODL Cap được thực hiện cho thấy các chỉ số không thể nhầm lẫn về việc gia tăng sự HODLing, sự trưởng thành của đồng coin và các bằng chứng khác về xác suất nguồn cung tiềm năng bị siết chặt. Có hai quan sát chính:

  1. Sự sụt giảm về cấu trúc trong nhiều tháng ở các dải đồng coin trẻ hơn (màu đỏ cam) chỉ có thể xảy ra khi các đồng coin non trẻ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong 'giá trị thực tế'. Điều này xảy ra khi các đồng coin non trẻ trưởng thành và già đi để trở thành đồng coin già hơn, điều này tạo ra;

  2. Độ phồng của các dải đồng coin cũ hơn (màu vàng, 3m-12m) khi khối lượng đồng coin được giữ ở những bàn tay chắc hơn, độ tuổi sẽ được phân loại theo LTH tăng lên. Sự suy giảm trong các dải này mà không có sự tăng trưởng tương ứng của các dải lâu đời nhất sẽ làm mất hiệu lực luận điểm vừa nêu ra ở trên.

Realised Cap HODL waves Chart

---

Nguồn: Glassnode hoặc Video

 

► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
20 Tháng 07, 2021 20:40