XM - Đối tác Xuất sắc

XRP là gì? - Tham vọng thống lĩnh thanh toán quốc tế

29 Tháng 04, 2022 22:02

XRP được dự định làm “tiền tệ cầu nối” cho các tổ chức tài chính. Để cho phép họ thực hiện các khoản thanh toán xuyên biên giới đơn giản, nhanh chóng.

XRP là gì? - Tham vọng thống lĩnh thanh toán quốc tế

Muốn tròn phải có khuôn.

Muốn vuông phải có thước.

Muốn thanh toán quốc tế phải có Ripple?

Ripple là một công ty tài chính công nghệ. Tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến thanh toán quốc tế. 

Khiến nó nhanh, rẻ và hiệu quả hơn các hệ thống thanh toán quốc tế hiện hữu như SWIFT. 

 

Sự khó khăn khi chuyển tiền quốc tế

Hầu hết các ngân hàng hiện tại khi thực hiện thanh toán quốc tế đều dựa vào những công nghệ đã có tuổi đời hơn 40 năm.

Các tổ chức tài chính lớn như SWIFT, MoneyGram và Western Union. Chỉ là một số ví dụ về các hệ thống chậm, đắt tiền và tương đối hạn chế mà các dịch vụ tài chính sử dụng để chuyển tiền.

Có rất nhiều ngân hàng trên thế giới. Và không phải tất cả đều được chạy trên cùng một mạng. Vì thế nếu muốn chuyển tiền từ ngân hàng A qua ngân hàng B thì phải đi qua rất nhiều ngân hàng trung gian ở giữa.  

Đó là lý do tại sao chuyển tiền quốc tế rất chậm và tốn kém. Mỗi ngân hàng trên đường đi đều mất thời gian để xử lý giao dịch và tốn phí để thực hiện quy trình. 

Và nó chưa tính đến chi phí chuyển đổi tiền tệ. 

Ví dụ khi bạn cần chuyển một số lượng lớn tiền từ Nhật Bản sang Nicaragua. Thì có nghĩa cần chuyển đồng Yên thành Cordobas. Việc này hơi khó vì các ngân hàng Nhật không trữ quá nhiều đồng Cordobas vì không có nhiều nhu cầu về nó.

Tuy nhiên, cả cả ngân hàng Nhật Bản và Nicaragua đều trữ đồng Đô la.

Họ sẽ giao dịch Yên sang Đô la Mỹ và sau đó đổi Đô la Mỹ sang Cordobas. 

 

Sự thống trị của SWIFT

Hiện tại SWIFT là một công ty lớn nhất thế giới về việc hỗ trợ thanh toán quốc tế cho hơn 11.000 tổ chức tài chính. Bằng việc gửi tin nhắn và thực hiện các giao dịch thanh toán an toàn. 

Nhưng SWIFT vẫn còn quá chậm và đắt đỏ. Thường thì mất hơn 5 ngày và phí rất cao để thực hiện thanh toán. Rất nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính đang tìm một giải pháp mới thay thế SWIFT để nâng cao tốc độ và giảm phí. 

 

ripple XRP đối đầu với swift

 

Ripple là một cái tên “tiềm năng” cho sự thay thế đó. 

Mục tiêu của công ty Ripple là lật đổ SWIFT để giúp việc chuyển tiền quốc tế nhanh và rẻ hơn gấp nhiều lần. 

 


 

Mục tiêu Ripple là lật đổ SWIFT

 

Nhắc đến SWIFT thì chúng ta có thể liên tưởng đến câu chuyện họ đã loại bỏ các ngân hàng Nga ra khỏi thanh toán quốc tế như thế nào. Điều đó cho thấy được sức mạnh và sự ảnh hưởng của họ lên trên nền thanh toán quốc tế. 

 

Lịch sử của Ripple 

Ý tưởng về Ripple thực sự được hình thành lần đầu tiên vào năm 2004 bởi Ryan Fugger và được gọi là RipplePay.

Vào năm 2011 lập trình viên Jed McCaleb đã phát triển blockchain XRP. Anh ấy tìm cách tiếp cận Fugger để có thể sử dụng mạng RipplePay cho dự án của mình vào năm 2012. Fugger đã đồng ý giao quyền kiểm soát RipplePay.

Công ty ban đầu được đặt tên là NewCoin sau đó là OpenCoin và cuối cùng chốt tên là Ripple cho đến hiện nay. 

Nhưng có quá nhiều điều rối rắm ở đây!

Nào là công ty Ripple, blockchain XRP Ledger, đồng coin XRP, vậy chúng có liên hệ gì với nhau và khác nhau điểm nào? 

Đây là một trong những điều gây bối rối nhất đối với bất cứ ai khi tìm hiểu dự án này.

Làm nó dễ hiểu hơn nào!

 

Sự khác nhau giữa công ty Ripple và XRP 

Ở những dự án khác. Bạn cũng sẽ thường thấy có các tổ chức đứng sau như Ethereum Foundation, Cardano Foundation… Nhưng đó là những tổ chức phi lợi nhuận.

Ripple là một công ty công nghệ tài chính (Fintech) vì lợi nhuận.  Họ làm sản phẩm, bán sản phẩm để kiếm tiền. 

 

Thế nên người ta cố tách biệt XRP độc lập ra khỏi công ty Ripple.

Công ty Ripple đã tạo ra RippleNet. Một sản phẩm mang đến giải pháp thanh toán quốc tế. Được tiếp thị cho các ngân hàng, tổ chức phi tài chính và sàn giao dịch tiền kỹ thuật số. 

Các dự án tiền mã hoá khác với tầm nhìn “lật đổ” các ngân hàng. Rời xa sự “tập trung” và tiến về miền đất hứa “phi tập trung”.

Công ty Ripple muốn dùng công nghệ blockchain để hỗ trợ giúp các ngân hàng truyền thống hoạt động hiệu quả hơn. Giúp họ có thể chuyển tiền quốc tế một cách nhanh và rẻ như vận chuyển thông tin vậy. 

XRP Ledger là blockchain của XRP. Nơi giao dịch được xác nhận bởi các Validators. Đây là một Blockchain phi tập trung mã nguồn mở. Công ty Ripple không có toàn quyền kiểm soát nó từ sau khi họ phát hành ra công chúng.  

XRP là token gốc trong XRP Ledger. 

Để mục đích mang lại lợi nhuận. Công ty Ripple đã tạo ra sản phẩm có tên là RippleNet. Sản phẩm này tận dụng công nghệ của XRP Ledger để phục vụ những khách hàng của họ. Giúp họ đạt được mục tiêu chuyển tiền nhanh và rẻ hơn hệ thống SWIFT. 

 


 

Khoảng 3 năm về trước. Công ty Ripple đã muốn giữa khoảng cách với đồng XRP bằng cách tạo thương hiệu riêng cho XRP. Và Ripple không còn đại diện cho đồng XRP mà chỉ là một công ty công nghệ bán phần mềm vì lợi nhuận. 


 

XRP là gì?

XRP là một đồng tiền mã hoá. 

XRP được dự định làm “tiền tệ cầu nố” cho các tổ chức tài chính. Để cho phép họ thực hiện các khoản thanh toán xuyên biên giới đơn giản, nhanh chóng mà không cần nhiều người trung gian hoặc các khoản phí khổng lồ thường liên quan đến các loại giao dịch này.

Tuy Blockchain XRP Ledger và đồng coin XRP là phi tập trung và tách biệt ra khỏi công ty Ripple. Nhưng Ripple vẫn hưởng lợi rất nhiều từ việc XRP tăng giá. 

Tại sao công ty Ripple lại hưởng lợi từ XRP tăng giá. Đơn giản là họ có rất nhiều đồng XRP. 

Muốn làm XRP tăng giá thì công ty Ripple phải thúc, phải đẩy các ngân hàng và tổ chức tài chính sử dụng sản phẩm của họ càng nhiều càng tốt. 

Sản phẩm đó là RippleNet. Mà đồng XRP được dùng trong sản phẩm đó. 

Chi tiết cách hoạt động của RippleNet sẽ được giải thích ở phần sau bài viết.

 

Giờ chúng ta hãy tìm hiểu XRP Ledger là gì nhé!

XRP Ledger là một blockchain phân quyền và mã nguồn mở. Không cần sự cho phép và có thể giải quyết các giao dịch trong 3-5 giây. 

Tuy là ra mắt từ những năm 2012 nhưng tốc độ của nó khá nhanh. Có thể xử lý khoảng 1.500 giao dịch/giây với phí giao dịch khoảng 0,00001 XRP. 

Blockchain của XRP khá lạ. Nó không cần Proof-of-Work mà cũng chẳng phải Proof-of-Stake.

 

Quy trình xử lý giao dịch trên XRP Ledger.

Khi một giao dịch XRP được phát sóng ra khắp mạng lưới. Những Validator quyết định xem nó có hợp lệ hay không thông qua bỏ phiếu. 

Khi Validator nhận được giao dịch. Nó sẽ tham khảo ý kiến từ những Validators đáng tin cậy khác. Nếu 80% trở lên bỏ biếu “ok” thì nó hợp lệ. Và đưa vào sổ cái. 

Validator đáng tin cậy được gọi là “Unique note list” 

Công ty Ripple chọn ra những Validator mà họ tin tưởng làm Unique Note List. 

Để trở thành một Validator trên XRP Ledger bạn không cần phải tốn tiền đặt cọc coin. Nhưng bạn cũng không nhận được một phần thưởng nào từ mạng lưới. 

Thế thì tại sao bạn có động lực để làm nhỉ? 

Có thể là các tổ chức tài chính và ngân hàng họ sẽ trở thành Validator để nhằm bảo vệ chính họ. 

Sau khi phát hành ra XRP Ledger thì công ty Ripple không còn quyền kiểm soát nó. Nhưng họ vẫn tiếp tục duy trì và nâng cấp nó.

 

Còn validators đáng tin cậy ở đâu mà có? 

Những validators đó sẽ được 3 tổ chức gồm có công ty Ripple, XRP Ledger Foundation và Coil (một tổ chức do Ripple tài trợ) lựa chọn. 

Tính đến tháng 3 năm 2022. Đã có hơn 150 validators và khoảng 36 validators đáng tin cậy (UNL).

Bất kỳ ai cũng có thể trở thành Validator để bảo vệ mạng lưới. Bao gồm các trường đại học, sàn giao dịch và các tổ chức tài chính.

Mỗi giao dịch được thực hiện trên XRP Ledger sẽ phá hủy một phần nhỏ XRP (phí trung bình là 0,00001 XRP). Chi phí giao dịch này nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công spam hoặc từ chối dịch vụ trên mạng. 

Khoản phí không được trả cho bất kỳ bên nào. 

XRP bị đốt vĩnh viễn. Vì có một số lượng lớn mã thông báo XRP đang tồn tại, việc loại bỏ một lượng nhỏ XRP trong mỗi giao dịch khiến XRP trở nên khan hiếm hơn.

Phần tiếp theo của bài viết chúng ta sẽ tìm hiểu về RippleNet. Một sản phẩm chủ lực của Ripple nhằm phục vụ tham vọng cung cấp dịch vụ chuyển tiền xuyên quốc gia một cách nhanh và rẻ cho nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới. 

 

RippleNet là gì?

Tại sao các ngân hàng không sử dụng các đồng coin khác để giải quyết vấn đề chuyển tiền quốc tế?

Hay dùng các đồng stablecoin để thay thế XRP để chuyển tiền xuyên quốc gia. Vì không bị dao động giá khi chuyển tiền?

Cái khó khăn về việc khiến các ngân hàng sử dụng blockchain không phải là blockchain này blockchain kia, coin này coin nọ. 

Mà nó bao gồm nhiều thứ quan trọng khác... 

Đó là quản trị, tuân thủ, sự riêng tư, quyền kiểm soát và quan trọng là tích hợp vào được với hệ thống ngân hàng.

Công ty Ripple đã làm được việc đó qua việc tạo ra phần mềm chuyên dụng có tên là RippleNet để tích hợp vào các ngân hàng.

Ít nhất Ripple là một công ty có pháp nhân ở Mỹ. Một người có tóc để “túm” nếu các ngân hàng có các trục trặc ở một khâu nào đó trong quá trình sử dụng. 

Một yếu tố quan trọng nữa là các ngân hàng và tổ chức tài chính cần sự riêng tư trong giao dịch nên khó mà có thể sử dụng các blockchain công cộng. 

Họ cần một công ty cung cấp một sản phẩm mà sản phẩm đó dựa vào blockchain để giúp thanh toán nhanh hơn nhưng vẫn giữ được sự riêng tư.

RippleNet là một mạng lưới khép kín của các tổ chức có hợp đồng với Ripple. XRP Ledger là một blockchain công khai mở cho bất kỳ ai sử dụng theo cách nào đó họ muốn. Các giao dịch trên RippleNet là riêng tư. Các giao dịch trên XRP Ledger là công khai.

Ngoài giúp thanh toán trở nên nhanh và rẻ hơn. RippleNet còn mong muốn mở khóa các khoản tiền bị kẹt do các ngân hàng phải dùng phương pháp Pre-Funding như hiện tại.

Để khắc phục việc chuyển tiền quốc tế có tốc độ chậm. Thì các ngân hàng hiện đang sử dụng giải pháp Pre-Funding (cấp vốn trước).

 

Pre-Funding là gì?

Pre-Funding hoạt động như một 'bản vá' để khắc phục những thiếu sót của mô hình ngân hàng hiện tại. Nó cũng đi kèm với sự đánh đổi.

Pre-Funding là yêu cầu thanh toán trước hay ngay lập tức cho tất cả các giao dịch được ngân hàng xử lý bất kể ngày đến hạn thanh toán hay giá trị.

Ví dụ chúng ta có 2 ngân hàng ở 2 quốc gia muốn chuyển tiền qua lại cho nhau.

Ngân hàng thứ nhất ở Pháp tên là Bank Tí. Ngân hàng thứ hai nằm ở Singapore tên là Bank Tèo.

Khi Bank Tí muốn chuyển tiền qua Bank Tèo thì phải chuyển từ đồng EUR sang SGD. 

Quá trình này thường mất 5-7 ngày làm việc.

Khá lâu cho một giao dịch quốc tế. Để vá đi lỗi này. Các ngân hàng nghĩ ra một giải pháp gọi là Pre-Funding. 

Bank Tí tạo một tài khoản và bỏ vào một khoảng tiền nhất định ở Bank Tèo bằng đồng SGD. 

Khi khách hàng của Bank Tí cần chuyển tiền đến Bank Tèo thì Bank Tèo lấy số tiền trong quỹ mà Bank Tí đã để sẵn ở Bank Tèo trước đó trả nhanh cho người nhận. 

Trong khi quy trình thực tế của việc chuyển tiền vẫn đang diễn ra dưới hậu trường và mất vài ngày nữa tiền từ Bank Tí mới đến Bank Tèo. 

Cách làm này có bất lợi là các ngân hàng phải dành ra một khoảng tiền lớn để cấp vốn trước. Gây lãng phí nguồn tiền. Chưa kể đến rủi ro dao động tỷ giá. Vì họ Pre-Funding bằng đồng tiền ở quốc gia khác. 

Để khắc phục vấn đề trên. Khách hàng của RippleNet có thể sử dụng đồng XRP làm cầu nối ở giữa 2 đồng Fiat. 

Giờ đây việc chuyển tiền “nhanh như chớp” nên các ngân hàng không cần nạp tiền trước (Pre-Funding) vào ngân hàng đối tác bên kia nữa. 

Họ sẽ sử dụng XRP để tạo nguồn thanh khoản trong các giao dịch xuyên biên giới được gọi là “thanh khoản theo yêu cầu”. 

RippleNet loại bỏ nhu cầu nạp tiền trước vào tài khoản.

Hiện tại công ty Ripple đang tập trung vào các thị trường có lượng kiều hối gửi về nhiều như Mexico và Philippines. Mỗi năm có khoảng 31-33 tỷ Đô la gửi về các quốc gia đó. 

Nếu lượng kiều hối đó được chảy về nước một cách nhanh mà phí thấp nữa thì quá tuyệt đúng không nào?

Giống như El Salvador đã dùng BTC để đưa lượng kiều hối từ Mỹ về nước một cách nhanh và rẻ hơn nhiều so với sử dụng ngân hàng Union Western.

Nhưng cách tiếp cận của công ty Ripple sẽ khác một chút. 

Công ty Ripple muốn hợp tác với các ngân hàng. Để các ngân hàng chuyển tiền với ngân hàng hơn là người dân tự chuyển BTC từ ví cá nhân sang ví cá nhân bằng Lightning Network.

Vì thanh toán quốc tế không chỉ là các giao dịch cá nhân với nhau. Mà ví dụ như một công ty ở Mỹ có chi nhánh ở nhiều quốc gia. Và khách hàng thanh toán bằng đồng nội tệ ở quốc gia sở tại mà công ty đó có chi nhánh.

Thì các ngân hàng ở các quốc gia đó sẽ chuyển tiền về Mỹ. Nhờ có RippleNet sẽ giúp nó nhanh và rẻ hơn giải pháp hiện tại. 

 

Cách hoạt động của RippleNet

Các ngân hàng không cần lưu trữ đồng XRP. 

Thay vào đó một ngân hàng Mỹ sẽ chuyển đổi USD sang XRP. Và XRP được gửi tới ngân hàng ở Mexico trong vòng 3 giây trên blcokchain XRP Ledger. Sau đó XRP sẽ đổi sang MXP (Peso México). Tất cả quy trình này sẽ được làm tự động trên mạng lưới RippleNet. 

 

mạng lưới XRP


 

Thứ nhất: giảm thời gian chuyển tiền từ 5-7 ngày xuống còn 3-5 giây.

Thứ hai: các ngân hàng ở Mỹ không cần phải mở tài khoản để Pre-Funding đồng Peso México ở ngân hàng Mexico. Và có thể dùng số tiền đó để làm việc khác thay vì để nó nằm yên một chỗ như trước kia. 

 

Tại sao không sử dụng stablecoin thay thế cho XRP?

XRP là một đồng tiền mã hoá phi tập trung và có giá cả lên xuống theo nhu cầu thị trường. Là một đồng tiền không cần lòng tin để sử dụng giống như một số Stablecoin tập trung hiện nay. 

Rủi ro sẽ xảy ra nếu nhà phát hành Stablecoin bị tấn công, phá sản, không trung thực hoặc bị chính phủ xử phạt theo một cách nào đó. Giá trị đã hứa của Stablecoin sẽ không còn neo như nó đã hứa ban đầu.

*Hiện tại công ty Ripple cũng đang bị SEC kiện. Nhưng vì XRP là một đồng tiền phi tập trung và giá cả nó sẽ tự do dao động trên thị trường. SEC sẽ không thể cấm bạn xử dụng XRP. 

RippleNet tận dụng đồng XRP làm cầu nối giữa hai loại tiền tệ Fiat. Cho phép các ngân hàng loại bỏ việc cấp vốn trước cho tài khoản đích. Giảm chi phí hoạt động và sử dụng vốn hiệu quả hơn.

Trước kia công ty Ripple có các sản phẩm khác như: xRapid, xVia, xCurrent. Hiện tại các sản phẩm đó không còn trên website của Ripple. Tất cả được gộp lại thành sản phẩm RippleNet.

Nếu RippleNet được chấp nhận rộng rãi. Điều đó có nghĩa là một số lượng đáng kể các khoản thanh toán quốc tế sử dụng XRP làm tài sản trung gian trong thanh toán.

 

XRP có vốn hóa càng lớn thì độ thanh khoản càng cao.

XRP có thể trở thành một đồng tiền trung gian cho thanh toán quốc tế?

Nếu bạn chuyển từ Đô la Singapore sang Thái Baht. Thường không có đủ thanh khoản trực tiếp. Vì vậy bạn phải thông qua một bên trung gian là Đô la Mỹ. Đây là lý do tại sao nhiều khoản thanh toán quốc tế ngày nay được sử dụng bằng đô la Mỹ làm trung gian. 

Việc áp dụng RippleNet rộng rãi sẽ tạo ra thanh khoản cực kỳ lớn cho XRP. Khiến nó trở thành một đồng tiền trung gian lý tưởng. Nhưng đồng nghĩa là nó đang “đe dọa” đến vị thế của Đô la Mỹ. Hoa Kỳ chắc sẽ không đứng nhìn việc này diễn ra nhanh chóng.

 

Chúng tôi tin rằng chúng tôi đã xây dựng một hệ thống thanh toán (“RippleNet”) tốt hơn rất nhiều so với các hệ thống thanh toán hiện có mà các ngân hàng sẽ sử dụng. Giống như các ngân hàng sử dụng SWIFT để thanh toán quốc tế.

 

Tính thanh khoản rất có giá trị với một đồng coin.

Nhiều năm về trước khi BTC có giá 100 Đô la. Bạn rất khó mua nhà với nó. Vì bạn cần mua số lượng lớn BTC để thanh toán tiền nhà. Điều đó làm BTC tăng giá nhanh chóng và hại bạn. Người bán sau khi nhận BTC cũng rất khó bán nó ra để đối lấy Fiat và dễ dàng làm sập giá BTC.

Hiện tại BTC có giá gần 40 nghìn Đô la. Việc mua nhà bằng BTC có phần dễ hơn rất nhiều. Vì mua vào bán ra BTC với khoảng tiền lớn không làm biến động giá của nó quá nhiều.

 

Tại sao phải dùng tiền XRP để làm trung gian chuyển tiền giữa 2 Fiat?  Nó quá dao động. 

Vấn đề hiện tại của các ngân hàng là họ cấp vốn trước ở một loại Fiat khác như đồng Peso México vào thứ 3 tuần này nhưng tới thứ 2 tuần sau mới thực hiện giao dịch. Peso México sẽ dao động như thế nào nếu so với USD?

Trong khi chuyển tiền bằng RippleNet chỉ mất 3 giây. USD -> XRP -> MXN. Thì mức độ giao động sẽ giảm xuống đáng kể.

Đồng XRP có dao động. Nhưng trong 3 giây thì dao động của nó không đáng kể nếu so với dao động giữa một cặp Fiat trong thời gian 1 tuần. 

Đọc tới đây có vẻ các bạn đã thấy được sự ảnh hưởng của công ty Ripple lên thị trường tài chính như thế nào rồi đúng không. Và cả sự ảnh hưởng của họ lên sự chấp nhận của đồng XRP nữa.  

Có lẽ mọi chuyện sẽ trở nên êm đẹp với XRP nếu không có vụ kiện dài hơi này… 

 

Vụ kiện giữa SEC và công ty Ripple

Vào cuối năm 2020. Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) kiện công ty Ripple huy động trái phép 1,38 tỷ đô la từ các nhà đầu tư bằng đồng XRP. 

SEC coi đó là “bán chứng khoán chưa đăng ký”

Nhưng công ty Ripple đã phủ nhận cáo buộc. Tuyên bố rằng XRP không phải là một chứng khoán. 

Trong video bên dưới. Sẽ giải thích cho các bạn xem đồng XRP có phải là một chứng khoán hay là không.


 

 

Sau hơn 1 năm vụ kiện kéo dài vẫn chưa có hồi kết. Nhưng có vài tin tức tốt nghiêng về phía công ty Ripple. 

 


 

Tin tốt đến từ vụ kiện giữa XRP và SEC.

 

Ngoài việc Blockchain XRP không cần thờ đào. Thì cách phân phối đồng XRP cũng khá lạ lẫm.

 

Phân phối đồng XRP

Đã có 100 tỷ đồng XRP được tạo ra ngay lúc khởi đầu. Và sẽ không có thêm XRP được đào ra trong tương lai. 

Trong đó có 20 tỷ đồng XRP được phân phối cho các nhà sáng lập. 

Vào năm 2017 công ty Ripple đã chuyển 55 tỷ trong số 80 tỷ XRP của mình vào một tài khoản ký quỹ mà từ đó hợp đồng sẽ mở khoá 1 tỷ XRP cho công ty đến khi hết thì thôi. 

Nhưng không có nghĩa là công ty Ripple sẽ bán ra thị trường 1 tỷ XRP mỗi tháng. Họ chỉ bán ra một phần nhỏ của 1 tỷ XRP thôi. Số còn lại bỏ ngược lại vào quỹ cất tiếp. 

Nó sẽ được phân phối tiếp cho những tháng tiếp theo. 


 

phân phối XRP mỗi tháng

Như việc họ được giải phóng 1 tỷ XRP mỗi tháng nhưng họ chỉ xài khoảng 1 2 trăm triệu XRP. Số còn lại được đưa lại để ký quỹ.

 

Lịch sử phát hành ký quỹ của Ripple

 

Kết luận 

Sứ mệnh của công ty Ripple muốn giúp các ngân hàng và tổ chức tài chính có thể chuyển tiền quốc tế một cách nhanh chóng cùng mức phí rẻ qua sản phẩm RippleNet của họ.

Sẽ có nhiều tranh luận về sự tập trung của blockchain XRP Ledger và mối quan hệ nhập nhằng giữa họ và đồng XRP.

Nếu công ty Ripple thua kiện thì thị trường crypto sẽ có ảnh hưởng như thế nào?

Có vẻ vụ kiện giữa công ty Ripple và SEC đang giằng co qua lại. Và không có dấu hiệu cho thấy công ty Ripple chịu đấm ăn xôi. 

Đây cũng là một dấu hiệu tốt ngầm gửi đến SEC về việc kiện đến bất cứ dự án nào trong thị trường crypto. Vì nó sẽ không dễ dàng như họ nghĩ.

Đã có hàng trăm tổ chức tài chính trên 55 quốc gia sử dụng RippleNet. Sự thành công của RippleNet là một động lực lớn đưa XRP vào đại chúng và tăng thêm nhiều trường hợp sử dụng. 

Ngân hàng là một trong những người thận trọng và thích ứng chậm với những công nghệ mới. Nên bạn đừng kỳ vọng họ ồ ạt thích ứng những công nghệ mới như RippleNet một cách nhanh chóng. 

XRP đã kiên trì và bền bỉ nằm ở vị trí top 10 trong một thời gian dài kể cả khi bị kiện. Và đó không phải là một việc đơn giản. Cho thấy cộng đồng đã tin tưởng vào những giá trị mà nó mang lại trong dài hạn cho ngành tài chính thế giới. 

 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
29 Tháng 04, 2022 22:02