Yên tâm giao dịch XM

Bí mật đằng sau quá trình in tiền: Điều gì thực sự diễn ra?

29 Tháng 10, 2024 17:16

Hơn 80% đô la Mỹ đang lưu hành hiện nay được tạo ra sau năm 2000. Vậy những đô la này đã được in ra như thế nào?

Bí mật đằng sau quá trình in tiền: Điều gì thực sự diễn ra?

In tiền là gì? 

In tiền là một khái niệm mà nhiều người nghe đến nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu về quá trình này diễn ra như thế nào và tác động của nó đến nền kinh tế. 

Đơn giản mà nói, in tiền là quá trình mà ngân hàng trung ương của một quốc gia “tạo ra tiền mới” và bơm nó vào hệ thống tài chính hiện có. Điều này có thể bao gồm việc in tiền mặt (tiền giấy và tiền xu) hoặc tăng lượng tiền kỹ thuật số trong các hệ thống ngân hàng thương mại.

In tiền là công việc và quyền hạn của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) hoặc các ngân hàng trung ương đối với các quốc gia khác. 

Vai trò của ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương không chỉ có vai trò là người "in tiền," mà còn phải kiểm soát cung tiền một cách hợp lý. Nếu cung tiền quá nhiều, có thể dẫn đến lạm phát. Trái lại, nếu cung tiền quá ít, nền kinh tế có thể rơi vào tình trạng suy thoái, thiếu tiền cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Tìm hiểu thêm: Giảm phát là gì? Tại sao giảm phát lại còn có hại hơn lạm phát

Hệ thống Dự trữ Liên bang (Fed), ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, có nhiều nhiệm vụ quan trọng để ổn định nền kinh tế, trong đó bao gồm:

  • Quản lý cung tiền: Fed điều chỉnh lượng đô la trong lưu thông để hỗ trợ nền kinh tế, tăng cung tiền khi cần kích thích và giảm khi cần kiểm soát lạm phát.
  • Kiểm soát lạm phát và việc làm: Mục tiêu kép của Fed là giữ giá ổn định và tối đa hóa việc làm, thực hiện qua điều chỉnh lãi suất và mua/bán tài sản tài chính.
  • Giám sát ngân hàng: Fed giám sát hoạt động của các ngân hàng lớn để đảm bảo hệ thống tài chính an toàn và bảo vệ người tiêu dùng.

Hiện nay có bao nhiêu đô la Mỹ đang lưu hành?

Cung tiền của Mỹ được đo bằng các chỉ số M1 và M2:

M1: Bao gồm tiền mặt (tiền giấy và xu) và tiền gửi không kỳ hạn, tức là phần tiền mà người dân có thể sử dụng ngay. Vào đầu năm 2024, ước tính M1 của Mỹ khoảng 20,6 nghìn tỷ USD.

M2: Bao gồm M1 cộng với tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn và các quỹ tiền tệ. Đây là những khoản có thể chuyển thành tiền mặt nhưng không ngay lập tức. M2 ước tính khoảng 21,7 nghìn tỷ USD.

Sự khác biệt giữa M1 và M2 thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).

Các hình thức in tiền 

Những người trong giới truyền thông thường nói về việc Fed in tiền. 

Fed in tiền

Hẳn là chúng ta sẽ nghĩ nó sẽ diễn ra như hình minh hoạ phía trên đúng không? Đó là một bức ảnh vừa miêu tả sự hài hước và giải thích dễ hiểu nhất về việc in tiền, nhưng nó chỉ đúng một phần rất nhỏ của bức tranh tổng thể mà thôi. 

Với thuật ngữ chuyên môn, thì in tiền được gọi là “tăng nguồn cung tiền” của quốc gia.

Nhưng gọi bằng cách nào đi chăng nữa thì nó cũng có nghĩa là tiền được đưa thêm vào thị trường, pha loãng số tiền hiện đang có. 

Khi nào Fed tăng nguồn cung tiền (tạo ra tiền mới)?

Thông thường, bạn sẽ thấy Fed in tiền khi hoạt động kinh tế chậm lại. Fed làm như vậy để thúc đẩy nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Dưới đây là một số phương pháp quan trọng mà Fed sử dụng để bơm tiền vào thị trường hoặc tăng cung tiền. 

Mua lại công trái phiếu 

Đây là phương pháp chính và được sử dụng rộng rãi nhất. Fed sẽ mua lại trái phiếu chính phủ hoặc các loại tài sản tài khác từ các ngân hàng thương mại. Điều này giúp tăng lượng tiền mà các ngân hàng thương mại có trong tài khoản của họ tại Fed. Từ đó có nhiều tiền hơn để cho vay, giúp tăng cung tiền trong nền kinh tế.

Phần lớn lượng tiền trong nền kinh tế hiện đại không đến từ việc in tiền giấy, mà được tạo ra thông qua quá trình cho vay của các ngân hàng thương mại. 

Khi Fed mua trái phiếu chính phủ, Fed tạo ra tiền kỹ thuật số và ghi có số tiền này vào tài khoản của các ngân hàng thương mại.

Khi các ngân hàng thương mại có thêm số dư từ Fed, họ sẽ sử dụng số tiền đó để cho người tiêu dùng và doanh nghiệp vay. 

Người đi vay sử dụng số tiền này và gửi nó trở lại vào hệ thống ngân hàng, ngân hàng sẽ giữ lại một phần của số tiền đó (dự trữ phân đoạn) và cho vay số còn lại. Từ đó lập lại quy trình này.

Quá trình này được gọi là "nhân tiền" (money multiplier), và đó là cách phần lớn tiền trong nền kinh tế được tạo ra, thông qua các hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.

Ngược lại, khi Fed muốn giảm cung tiền, FED sẽ bán trái phiếu và thu lại tiền, làm giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế.

Khi Fed mua trái phiếu chính phủ, họ không mua trực tiếp từ Chính phủ Hoa Kỳ, mà thay vào đó mua từ các ngân hàng thương mại hoặc các nhà đầu tư khác trên thị trường mở. Đây là cách hoạt động của hệ thống tài chính Mỹ. Điều này giúp giữ sự tách biệt giữa chính sách tiền tệ của Fed và việc chi tiêu tài chính của chính phủ.

Khi chính phủ cần tiền để hoạt động (ví dụ như để bù đắp thâm hụt ngân sách), Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường. Các nhà đầu tư, ngân hàng thương mại, và các tổ chức tài chính có thể mua những trái phiếu này thông qua các cuộc đấu giá.

Sau khi được bán, những trái phiếu này không còn nằm trong tay chính phủ, mà được nắm giữ bởi các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, hoặc các nhà đầu tư.

Khi Fed muốn tăng cung tiền và kích thích nền kinh tế, họ sẽ mua lại những trái phiếu này từ các ngân hàng thương mại và nhà đầu tư trên thị trường mở, không phải trực tiếp từ Chính phủ Hoa Kỳ.

Quá trình này được gọi là hoạt động thị trường mở (open market operations), trong đó Fed sử dụng tiền mới được tạo ra (dưới dạng số dư kỹ thuật số) để trả cho các ngân hàng hoặc tổ chức đã bán trái phiếu.

Số lượng trái phiếu mà Fed vừa mua được gọi là “tài sản” và  được thêm vào sổ kế toán của Fed, còn tiền mới vừa tạo ra, được ghi là khoản nợ của FED đối với ngân hàng. Và ngân hàng có thể sử dụng số tiền này để cho vay, từ đó tăng cung tiền trong nền kinh tế.

Giảm lãi suất

Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) muốn thúc đẩy nền kinh tế, họ có thể giảm lãi suất. Điều này giống như làm cho tiền "rẻ hơn," khiến việc vay tiền trở nên dễ dàng hơn cho cả người dân và doanh nghiệp.

Khi Fed giảm lãi suất, các ngân hàng thương mại sẽ có thể vay từ nhau với chi phí thấp hơn. Và các ngân hàng này cũng sẽ giảm lãi suất cho các khoản vay dành cho người dân và doanh nghiệp. Kết quả là, mọi người có thể vay tiền để mua nhà, ô tô, đầu tư kinh doanh, hoặc mở rộng công ty với chi phí thấp hơn.

Khi việc vay tiền trở nên dễ dàng hơn, mọi người sẽ tiêu dùng nhiều hơn, doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều hơn vào sản xuất và phát triển. Tất cả những điều này sẽ giúp nền kinh tế phát triển mạnh hơn và tạo ra nhiều công việc hơn.

Ngược lại, nếu nền kinh tế nóng lên quá mức, gây ra lạm phát (giá cả tăng), Fed sẽ tăng lãi suất để giảm bớt việc vay mượn và làm chậm tốc độ tiêu dùng, giúp ổn định giá cả.

Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ tiền mà các ngân hàng thương mại phải giữ lại tại Fed so với tổng số tiền mà họ có. Khi Fed giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các ngân hàng thương mại có thể giữ lại ít tiền hơn và có nhiều tiền hơn để cho vay ra nền kinh tế. 

Điều này giúp tăng cung tiền. Đây là công cụ rất mạnh mẽ, nhưng không được sử dụng thường xuyên vì nó có tác động lớn đến hệ thống ngân hàng.

Chương trình cho vay chiết khấu 

Fed có thể cung cấp các khoản vay chiết khấu cho các ngân hàng thương mại thông qua “cửa sổ chiết khấu”. Đây là nơi các ngân hàng thương mại có thể vay trực tiếp từ Fed bằng cách thế chấp tài sản của họ. 

Lãi suất chiết khấu thấp sẽ khuyến khích các ngân hàng vay tiền từ Fed nhiều hơn, giúp tăng cung tiền trong hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Chương trình nới lỏng định lượng 

Nới lỏng định lượng là một hình thức mua tài sản quy mô lớn mà Fed sử dụng khi lãi suất đã rất thấp, thường gần mức 0%, và họ không thể giảm thêm. Trong QE, Fed sẽ mua các tài sản tài chính khác nhau, không chỉ trái phiếu chính phủ mà còn trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (mortgage-backed securities) và các tài sản khác. Điều này giúp bơm một lượng lớn tiền vào hệ thống tài chính và tăng cung tiền đáng kể.

QE là biện pháp mạnh tay hơn, thường triển khai trong tình huống khẩn cấp và có phạm vi ảnh hưởng rộng hơn so với việc Fed mua trái phiếu ở thị trường mở như đã viết ở trên, vốn được sử dụng thường xuyên để điều chỉnh cung tiền ngắn hạn.

QE thường được triển khai trong các khủng hoảng kinh tế lớn, như cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và đại dịch COVID-19.

In tiền giấy 

Việc in tiền giấy vật lý được thực hiện bởi Cục In Ấn Tiền (Bureau of Engraving and Printing - BEP) thuộc bộ tài chính Hoa Kỳ theo chỉ đạo của Fed. 

Tuy nhiên, số tiền giấy in ra chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền mặt của người dân và doanh nghiệp. Tiền giấy vật lý chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng cung tiền, phần lớn tiền trong hệ thống vẫn là tiền kỹ thuật số.

Việc in tiền giấy cũng là một cách tăng cung tiền, nhưng phương pháp này chiếm một phần “rất nhỏ” trong tổng lượng cung tiền của nền kinh tế. Nhưng là lại là cách dễ nhất để giải thích cho mọi người hiểu về việc in tiền diễn ra như thế nào. 

Quy trình sản xuất tiền giấy 

Số lượng tiền tệ do Cục In Tiền (BEP) in ra mỗi năm do Fed quyết định, Fed sẽ đệ trình lệnh in tiền cho BEP. 

Sau đó, Fed phân phối số tiền đó thông qua xe bọc thép đến 28 văn phòng tiền mặt của mình. Số tiền đó được phân phối cho 8.400 ngân hàng, tổ chức tiết kiệm và cho vay và hợp tác tín dụng trên khắp cả nước.

Trong năm tài chính 2023, Hội đồng Thống đốc Fed đã đặt hàng 4,5 tỷ đến 8,6 tỷ tờ tiền của Cục Dự trữ Liên bang, có giá trị từ 166,6 tỷ đến 190,5 tỷ đô la.

Tính đến tháng 5 năm 2024, FED nắm giữ khoảng 4,5 nghìn tỷ đô la công trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ.

Cuối cùng, hệ thống đô la Mỹ là một mạng lưới phức tạp với nhiều tác nhân độc lập, và cả chính phủ lẫn Fed đều có những ảnh hưởng nhất định đến cung tiền thông qua các chính sách khác nhau.

cách hoạt động của USD

Khi ai đó cảm thấy Bitcoin quá khó hiểu, điều đó thường xuất phát từ việc họ chưa khám phá hết cách hoạt động của tiền pháp định mà họ đang dùng hằng ngày. 

Bitcoin là một hệ thống minh bạch, dựa trên toán học và không có ý kiến hoặc sự thiên vị của con người can thiệp vào hệ thống đó, tổng cung nó luôn có 21 triệu đồng và không ai có thể tạo ra thêm, khi bạn bị mất đồng BTC của mình, thì nó sẽ bị loại ra khỏi lưu thông và không bao giờ được hồi phục hay được tạo ra một đồng khác thay thế. Đây là một hệ thống an toàn, dễ hiểu và vững chắc, chống lại lạm phát và những quyết định sai lầm của con người. 

Tìm hiểu thêm: Bitcoin đã tái định nghĩa khái niệm tiền bạc 

“Vì vậy, khi nói rằng "Fed đang in tiền," phần lớn là nói về việc tạo ra tiền kỹ thuật số, không phải tiền giấy.”

FED lấy tiền ở đâu ra để bơm vào thị trường vậy?

FED không thực sự "lấy" tiền từ đâu cả, mà chính họ có khả năng tạo ra tiền mới thông qua các công cụ của chính mình. 

Khi FED mua trái phiếu chính phủ, họ đơn giản ghi có vào tài khoản của các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính đã bán trái phiếu. Những khoản tiền này là tiền kỹ thuật số được tạo ra từ "hư không," thông qua quá trình gọi là mở rộng cung tiền. Đây là cách mà FED bơm tiền vào nền kinh tế để tăng thanh khoản và thúc đẩy hoạt động kinh tế.

Tại sao các quốc gia lại in tiền?

In tiền là một công cụ mạnh mẽ mà các quốc gia sử dụng để điều chỉnh nền kinh tế. Tuy nhiên, quá trình này không đơn thuần chỉ là tạo ra tiền và đưa vào lưu thông. Việc in tiền thường đi kèm với những mục tiêu kinh tế cụ thể. 

Kích thích kinh tế

Khi nền kinh tế gặp khó khăn, như trong các cuộc suy thoái hoặc khủng hoảng tài chính, chính phủ thường phải can thiệp bằng cách in thêm tiền. Mục tiêu của việc này là kích thích nền kinh tế, tức là tăng cung tiền để thúc đẩy hoạt động kinh tế, tăng trưởng tiêu dùng và đầu tư.

Từ đầu đại dịch COVID-19 năm 2020, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã in và bơm thêm một lượng tiền khổng lồ vào thị trường, ước tính khoảng 3,3 nghìn tỷ USD chỉ trong vòng vài tháng đầu, nâng tổng tài sản của Fed lên khoảng 7,2 nghìn tỷ USD. 

Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, Fed đã bơm vào nền kinh tế khoảng 1,3 nghìn tỷ USD qua chương trình nới lỏng định lượng (QE), nhưng số tiền này chỉ bằng khoảng 1/3 so với số tiền mà Fed đã bơm vào năm 2020.

Tổng cung tiền (M2) của Mỹ vào năm 2008 là khoảng 7,8 nghìn tỷ USD, trong khi con số này đã tăng lên 20,6 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2020, chủ yếu do các đợt bơm tiền lớn của Fed.

Bù đắp cho thâm hụt ngân sách

Khi chi tiêu quốc gia vượt quá thu nhập từ thuế và các nguồn thu khác, chính phủ có thể in tiền để trả nợ hoặc chi tiêu cho các chương trình phúc lợi, y tế, giáo dục, và quốc phòng.

Ví dụ, trong nhiều năm qua, một số quốc gia như Argentina đã liên tục in thêm tiền để trả nợ quốc gia và chi tiêu công. Tuy nhiên, việc in quá nhiều tiền mà không có sự kiểm soát tốt có thể dẫn đến lạm phát, khi giá trị đồng tiền giảm và giá cả hàng hóa tăng mạnh. Ở Venezuela, việc in tiền không kiểm soát trong một thời gian dài để bù đắp cho thâm hụt ngân sách đã dẫn đến siêu lạm phát, làm giá trị đồng Bolivar giảm mạnh và khiến nền kinh tế rơi vào khủng hoảng.

Trong ngắn hạn, việc in tiền có thể giúp chính phủ giảm bớt áp lực tài chính, nhưng nếu không đi kèm với các biện pháp cải cách kinh tế mạnh mẽ, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về lâu dài.

Hỗ trợ thanh khoản

Các quốc gia in thêm tiền để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng và doanh nghiệp, đặc biệt là trong các giai đoạn khủng hoảng. Thanh khoản là khả năng thanh toán và duy trì hoạt động của các tổ chức tài chính. Khi có rủi ro thanh khoản hoặc suy giảm, chính phủ có thể bơm tiền để hỗ trợ các ngân hàng và doanh nghiệp tiếp tục hoạt động bình thường.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều nước đã bơm thêm tiền vào các ngân hàng lớn sắp phá sản, giúp ngăn ngừa sự sụp đổ và đảm bảo nền kinh tế không bị gián đoạn. 

Tác động của việc in tiền 

Có một câu hỏi ngô nghê từ thuở bé mà có thể chúng ta đã tự hỏi "Sao nhà nước không in thật nhiều tiền rồi phát cho mỗi người, thế là ai cũng giàu, không còn ai nghèo nữa?

Câu hỏi tưởng chừng đơn giản này lại có một đáp án sâu sắc mà khi chúng ta hiểu rõ hơn về tác động của việc in tiền, lạm phát, và ai thực sự chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ nó.

Lạm phát - Kẻ thù của giá trị đồng tiền

Khi có quá nhiều tiền trong lưu thông mà không có sự tăng trưởng tương ứng về hàng hóa và dịch vụ, giá cả sẽ tăng lên. 

Điều này làm giảm sức mua của đồng tiền. Nghĩa là bạn sẽ phải chi nhiều tiền hơn để mua được cùng một lượng hàng hóa hoặc dịch vụ. Khi lạm phát trở nên nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến siêu lạm phát, đồng tiền mất giá trị nhanh chóng và người dân phải mang một lượng tiền mặt lớn để mua những thứ cơ bản.

Ví dụ như Venezuela và Zimbabwe, khi chính phủ in tiền liên tục để bù đắp thâm hụt, đã dẫn đến siêu lạm phát, khiến đồng nội tệ mất gần như hoàn toàn giá trị.

Suy giảm niềm tin vào tiền tệ

Nếu tiền bị mất giá, người dân sẽ mất niềm tin vào đồng nội tệ, chuyển sang các loại tài sản khác để bảo toàn giá trị như vàng, USD hay crypto. Điều này làm cho tỷ giá hối đoái giảm, chi phí nhập khẩu tăng cao, gây thêm áp lực lên nền kinh tế. 

Do lạm phát cao, người dân tại Argentina đã chuyển sang dùng đô la Mỹ thay cho đồng peso trong các giao dịch lớn.

Tăng nợ công - Vòng xoáy nợ nần

Khi một quốc gia in tiền để trả nợ, điều này có thể tạo ra vòng xoáy lạm phát và tăng lãi suất, làm nợ càng trở nên khó kiểm soát. Ví dụ như Hy Lạp, quốc gia đã phải trải qua cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng do không thể kiểm soát nợ công, dẫn đến các chính sách khắc khổ kéo dài.

Tìm hiểu thêm: Bí mật của nợ công: Tại sao các quốc gia đều dựa vào nợ?

Tác động đến người nghèo và tầng lớp trung lưu 

Lạm phát không ảnh hưởng đều lên tất cả mọi người. Người nghèo và tầng lớp trung lưu là những đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất. Đây là lý do vì sao:

Người nghèo và những người có thu nhập trung bình thường giữ phần lớn tài sản của mình dưới dạng tiền mặt hoặc gửi tiết kiệm ngắn hạn. 

Khi lạm phát xảy ra, sức mua của họ giảm mạnh, vì số tiền mặt họ có không còn đủ để chi trả cho những nhu cầu cơ bản như thực phẩm, y tế, và giáo dục. Đối với người giàu, phần lớn tài sản của họ thường nằm ở các khoản đầu tư hoặc tài sản có giá trị ổn định hơn như bất động sản, cổ phiếu, vàng. Những tài sản này lại có xu hướng tăng giá khi lạm phát leo thang.

Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo rộng ra: Khi giá trị tiền giảm, giá tài sản (như bất động sản, cổ phiếu, bitcoin…) thường lại tăng. Người giàu sở hữu nhiều tài sản này sẽ thấy giá trị tài sản của họ tăng lên theo thời gian, trong khi người nghèo lại chỉ sở hữu tiền mặt, thứ đang mất giá trị. Điều này khiến người giàu càng giàu thêm, còn người nghèo ngày càng khó khăn hơn trong việc bắt kịp chi phí sinh hoạt.

Với lạm phát cao, giá cả tăng lên, nhưng lương thường không thể tăng theo kịp. Người lao động có thu nhập cố định, đặc biệt là tầng lớp trung lưu và người nghèo, sẽ thấy khả năng chi trả của họ giảm đi, khiến đời sống trở nên khó khăn hơn.

Giải pháp tối ưu để bảo vệ tài sản trước lạm phát

Để kiểm soát lạm phát và ngăn chặn những tác động tiêu cực của việc in tiền, chính phủ thường áp dụng các biện pháp như:

  • Chính sách tiền tệ thắt chặt: Tăng lãi suất và giảm cung tiền để kiềm chế tăng trưởng giá cả.
  • Chính sách tài khóa hợp lý: Giảm thâm hụt ngân sách và quản lý chi tiêu công hiệu quả.
  • Bán trái phiếu chính phủ: Rút tiền khỏi hệ thống, thu hẹp cung tiền và giảm áp lực lạm phát.

Mặc dù các chính sách này đóng vai trò quan trọng, nhưng với tư cách cá nhân, chúng ta không thể kiểm soát được việc in tiền hay lạm phát mà chỉ có thể điều chỉnh tài sản của mình để bảo vệ giá trị tài sản lâu dài thông qua việc đầu tư. 

Một trong những phương pháp hiệu quả là đầu tư vào các loại tài sản có khả năng lưu trữ giá trị lâu dài, chúng ta có thể chuyển hướng đầu tư vào các loại tài sản có tiềm năng bảo vệ giá trị, chẳng hạn như vàng, bất động sản, và đặc biệt là Bitcoin.

Tại sao Bitcoin là một giải pháp?

Bitcoin là một loại tài sản kỹ thuật số có nguồn cung giới hạn, chỉ có 21 triệu đồng Bitcoin sẽ tồn tại trên toàn cầu, và không thể tạo thêm. Điều này giúp Bitcoin trở thành một loại tài sản không thể bị lạm phát như các loại tiền tệ truyền thống. Khác với tiền pháp định mà chính phủ có thể in thêm bất kỳ lúc nào, Bitcoin không thể được tạo ra thêm ngoài giới hạn ban đầu, điều này giúp nó giữ được giá trị lâu dài và chống lại việc mất giá do lạm phát. Điều này đã được chứng minh thông qua lịch sử phát triển của Bitcoin từ khi hình thành cho đến hiện tại. 

Chúng ta có thể không tin hoặc tin vào cách mà các ngân hàng trung ương hoàn thành công việc của họ, là việc kiểm soát lạm phát ở một con số tốt và chấp nhận được, nhưng những gì phản ánh trên thực tế thì rõ ràng đang hiện ra một xu hướng về việc ngày sẽ càng có nhiều tiền sẽ được in ra và ngày càng có ít Bitcoin được đào ra. Hãy đưa ra sự lựa chọn và bạn sẽ bảo vệ được nguồn năng lượng sức mua của bản thân mình. 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
29 Tháng 10, 2024 17:16